Đơn Vị Công Suất Phản Kháng Là Gì Tại Sao Công Suất Phản Kháng Âm

Trước tiên để biết đơn vị công suất phản kháng là gì? Mọi người cần tìm hiểu khái niệm công suất phản kháng là gì? Công suất phản kháng sinh ra từ đâu? Tác hại của việc bù thừa công suất phản kháng.

Định nghĩa công suất

Công suất trong mạch điện được định nghĩa như là phần năng lượng được chuyển qua một đường dây điện trong một đơn vị thời gian.
Trong hệ đo lường quốc tế, đơn vị đo công suất là Oat (viết tắt là W; 1W = 1J/s), lấy tên theo James Watt.

Ngoài ra, các tiền tố cũng được thêm vào đơn vị này để đo các công suất nhỏ hay lớn hơn như mW (milioat): 1mW = 0,001W; kW (kilooat): 1kW = 1.000W; MW (megaoat): 1MW=1.000.000W…

Công suất phản kháng

Công suất phản kháng là 1 khái niệm trong ngành kĩ thuật điện. Dùng để chỉ phần công suất điện được chuyển ngược về nguồn cung cấp năng lượng trong mỗi chu kỳ. Do sự tích lũy năng lượng trong các thành phần cảm kháng và dung kháng. Được tạo ra bởi sự lệch pha giữa hiệu điện thế u(t) và dòng điện i(t).

Ký hiệu Q: Đây là phần công suất không có lợi của mạch điện.

Đơn vị công suất phản kháng

Đơn vị đo công suất phản kháng Q là VAR (volt amperes reactive), 1 kvar = 1000 var

Công thức tính công suất phản kháng

Q = U . I .sinφ

P : công suất phản kháng (var)

U: là điện áp (V)

I: là cường độ dòng điện (A)

φ : pha lệch giữa U và I

Công suất phản kháng sinh ra từ đâu

Trong thực tế điện năng được sinh ra từ máy phát nhà máy thủy điện, nhiệt điện được truyền đi bao gồm 2 thành phần chính là công suất thực và công suất phản kháng. Nó là hai dạng năng lượng rất cần thiết khi vận hành bất kỳ hệ thống phụ tải nào.

Ngoài ra công suất phản kháng Q (kVAr) là công suất vô ích. Gây ra do tính cảm ứng của các loại phụ tải như: Động cơ điện, máy biến áp, Máy ổn áp, các bộ biến đổi điện áp…

Tại sao công suất phản kháng âm

Công suất phản kháng bị âm bị tải, hoặc nhóm tải tiêu thụ kVar nhiều do quá trình truyền tải điện. Việc bù hệ số công suất là cực kì cần thiết để giảm tổn thất trên hệ thống truyền tải điện, và để giảm hóa đơn tiền điện hằng tháng. Sau khi được lắp đặt vào hệ thống điện, các nhánh tụ bù sẽ giảm cường độ dòng điện từ hóa đến mức nhỏ nhất có thể, và thu hút các dòng điện phản kháng. 

Tác hại của việc bù thừa công suất phản kháng

Công suất phản kháng Q không sinh công nhưng lại gây ra những ảnh hưởng xấu về kinh tế và kỹ thuật: 

– Về kinh tế: chúng ta phải trả tiền cho lượng công suất phản kháng tiêu thụ. 

– Về kỹ thuật: công suất phản kháng gây ra sụt áp trên đường dây và tổn thất công suất trên đường truyền.

Vì vậy, ta cần có biện pháp bù công suất phản kháng Q để hạn chế ảnh hưởng của nó. Cũng tức là ta nâng cao hệ số cosφ. 

Một cách để tránh bị phạt cos phi là lắp đặt tụ bù công suất phản kháng. Thông thường thì tiền điện mỗi tháng ở các hộ gia đình chỉ được tính theo lượng Công suất tác dụng đã tiêu thụ (kWh). Vì cos phi cao do tụ bù đã được lắp sẵn trong các thiết bị gia dụng. 

Mặt khác, các cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng điện 3 pha có hệ số công suất thường khá thấp. Do đó, những cơ sở này sẽ bị phạt nếu hệ số công suất trong hệ thống điện của họ tụt xuống dưới một mức quy định nào đó (tại Việt Nam thì mức này là 0.9 – quy định bởi Thông tư 32 của Chính phủ Việt Nam).

Khi hệ số công suất thấp, Điện lực buộc phải dùng đường dây lớn hơn, máy biến áp lớn hơn, máy cắt bảo vệ cũng phải to hơn,… Để có thể truyền tải dòng điện lớn do Công suất phản kháng vượt quá quy định.

Việc bù Công suất phản kháng ở các nhà máy sử dụng lưới điện trung thế cũng rất quan trọng. Vì những nhà máy này sử dụng rất nhiều Q để từ hóa các động cơ dây chuyền khổng lồ. Vì vậy, bù hạ thế cũng như bù trung thế là cấp thiết đối với hệ thống truyền tải điện.

Mời các bạn xem video máy ổn áp Litanda 10KVA chính hãng lõi tôn silic dây đồng:

Kho phân phối ổn áp Lioa và Litanda chính hãng:

Số 629, đường Phúc Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline : 0986.203.203

Website: Lioavietnam.com.vn

E-mail  : vietnamlitanda@gmail.com

Các tìm kiếm liên quan đến đơn vị công suất phản kháng: bù thừa công suất phản kháng, bài tập bù công suất phản kháng, công suất phức, công suất hữu ích là gì.

4.3/5 - (6 bình chọn)

Bình luận trên Facebook